Các nhà đầu tư đang phải “giằng co” cho các khoản vỡ nợ ngày càng nhiều, khi các nhà phát triển bất động sản đang thiếu tiền do lãi suất huy động leo thang và áp lực tái cấp vốn cũng gia tăng.
Chi phí cho vay tính bằng USD cho các tổ chức phát hành trái phiếu lãi suất cao đã tăng lên gần gấp đôi trong năm nay lên 11,2%, hầu hết trong số đó là những chủ đầu tư xây dựng. Đây là mức cao nhất trong khoảng 4 năm, các chỉ số ICE BofAML cho thấy. Tình hình còn tồi tệ hơn khi lĩnh vực này phải đối mặt với khoản đáo hạn trái phiếu cao kỷ lục là 18 tỷ USD, cả trong và ngoài nước ở quý đầu tiên của năm 2019. Theo dữ liệu của Bloomberg, con số này dự kiến sẽ còn tăng lên gấp đôi nếu các nhà đầu tư yêu cầu một số khoản nợ được hoàn trả sớm hơn.
Các chủ đầu tư xây dựng của Trung Quốc đã bị cuốn vào “cơn bão” của khủng hoảng vốn huy động trong lĩnh vực này, nguyên nhân đến từ nỗ lực ngăn chặn hoạt động tín dụng đen trong 2 năm. Mặc dù chính quyền đã đưa ra những biện pháp để giảm bớt lượng vốn huy động cho các công ty ngoài quốc doanh, thì các chính sách kiểm soát đất đai hiện tại sẽ không được nới lỏng, hãng tin Tân Hoa Xã cho biết. Ít nhất 4 công ty bất động sản đã vỡ nợ trong năm nay.
“Những điều kiện huy động có thể không cải thiện cho đến khi tâm lý thay đổi. Tình trạng vỡ nợ ngoài lục địa đang diễn ra thường xuyên hơn. Tôi tin rằng một số nhà phát triển sẽ bị cuốn vào “cơn bão” này nếu chi phí huy động vốn tiếp tục tăng”, Clement Chong, nhà phân tích tín dụng cấp cao tại NN Investment Partners – Singapore.
Wuzhou International Holdings, một nhà phát triển có trụ sở tại Vô Tích (Trung Quốc), đã không thể hoàn trả các khoản nợ tại thị trường trong và ngoài nước trong năm nay. Neoglory Holding Group, một nhà sản xuất thủ công mỹ nghệ cũng có hoạt động kinh doanh bất động sản, đã không thể trả ít nhất ba khoản thanh toán trái phiếu trong vòng 2 tháng qua.
Ngay cả những nhà phát triển lớn nhất nước này cũng phải trả trái phiếu tính bằng USD với mức giá “trên trời” để thu hút các nhà đầu tư. Tập đoàn Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai cả nước, đã bán 1,8 tỷ USD ba đợt phiếu bán vào tuần trước. 13,75% phiếu lãi trên trái phiếu kỳ hạn 5 năm là mức lãi suất lớn nhất mà công ty này phải trả bằng USD, theo dữ liệu của Bloomberg.
Tập đoàn bất động sản này đã được PBOC xếp vào danh sách bốn tập đoàn tư nhân có khả năng sẽ đồng loạt gây rủi ro cho hệ thống tài chính của quốc gia.
Giá nhà tại Trung Quốc lần đầu tiên trong nửa năm đã chứng kiến mức tăng chậm lại trong tháng 9 vừa qua, là một trong những dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang lao dốc do các quy định về hạn chế mua nhà của chính phủ. S&P Global Ratings dự kiến lĩnh vực này còn trải tình trạng này còn tệ hại hơn nữa vào năm tới.
“Chúng tôi có thể nhìn thấy nhiều trường hợp vỡ nợ hơn nữa đối với các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc vào năm tới, khi chi phí huy động vốn tính bằng USD đang ở mức cao kỷ lục kể cả đối với một số “tên tuổi” lớn, trong lúc số lượng lớn trái phiếu đáo hạn đang “kéo đến”. Trong khi đó, triển vọng doanh thu lại không có tính hứa hẹn cùng tâm lý của người tiêu dùng đang tệ dần”, Christopher Lee, giám đốc quản lý xếp hàng doanh nghiệp tại S&P, cho hay.
Tính linh hoạt về tài chính của các nhà phát triển bất động sản cũng giảm đi khi giá cổ phiếu lao dốc, khiến họ khó có thể cầm cố chứng khoán để vay nợ. 335 tỷ USD của các khoản nợ chưa thanh toán của những công niêm yết đến từ việc họ sử dụng cổ phiếu cho các tài sản thế chấp – giảm trong 7 tháng liên tiếp xuống còn 1,46 nghìn tỷ NDT trong tháng 8.
Theo Hương Giang
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
(Nguồn: http://cafebiz.vn/cac-doanh-nghiep-bat-dong-san-trung-quoc-dung-truoc-nguy-co-vo-no-trai-phieu-den-355-ty-usd-20181105201636536.chn)