Câu hỏi muôn thuở: làm gì sau khi ra trường? Đó là câu hỏi chung của những du học sinh sắp tốt nghiệp ra trường và về nước cũng có những mông lung về cuộc sống sắp tới của mình sẽ như thế nào. Theo số liệu thống kê của đơn vị tư vấn du học Usis Education, dưới đây là một số sai lầm mà đa số các cựu du học sinh về nước đều mắc phải khi mới về nước và đang vật lộn tìm đáp án cho câu hỏi làm gì sau khi ra trường.
Nhóm “Chậm Chạp”
Có nhiều cựu du học sinh tại Mỹ sau khi sống và học tập ở nước ngoài trong thời gian dài thì khó thích nghi với cuộc sống ở Việt Nam. Nó giống như khi mà họ mới chân ướt chân ráo đi du học và phải tập làm quen với cuộc sống ở một đất nước xa lạ vậy, chỉ là hiện tại thì hướng đến và hướng đi đổi vị trí cho nhau mà thôi. Các bạn thường lấy lý do chưa quen ấy làm cái cớ cho việc suốt ngày than thở rằng mình nhớ cuộc sống ở nước ngoài như thế nào mà không chịu nhìn vào hiện thực là các bạn đang ở Việt Nam và sẽ còn ở Việt Nam trong ít nhất là vài tháng tới. Việc mà nhóm này cần làm là dừng lại ngay việc sống trong quá khứ và tiếp tục hành động vì tương lai của chính mình từ những việc nhỏ nhặt nhất như: dọn dẹp những “dư âm” khiến bạn luôn nhớ nước ngoài như vali, đồ lưu niệm, ảnh, … để từ ấy làm mới tư tưởng trong đầu.
Nhóm “Sốt Sắng”
Trái ngược với nhóm đầu tiên, các bạn thuộc nhóm này muốn bắt tay ngay vào công việc, kiếm việc làm và nhanh chóng ổn định cuộc sống. Lời khuyên cho nhóm này là đừng vội vàng quá như thế, tất nhiên có lòng nhiệt huyết là tốt trong cả cuộc sống lẫn công việc nhưng các bạn cũng cần có một khoảng thời gian nhất định để cân bằng lại nhịp sống khác biệt giữa hai đất nước, hai nền văn hóa (nhưng tất nhiên là không quá lâu). Trong khoảng thời gian “nghỉ giải lao” ấy, bạn có thể tự thưởng cho mình một chuyến du lịch bởi khi đã bắt đầu đi làm đồng nghĩa với việc không còn những kỳ nghỉ dài ngày hay cả mùa hè để xả hơi mà chỉ có guồng quay tuần hoàn liên tục của công việc mà thôi.
Nhóm “Ảo Tưởng”
Rất nhiều cựu du học sinh Mỹ cho rằng với tấm bằng của một trường đại học nước ngoài trên tay, mình chắc chắn sẽ kiếm được công việc hằng ao ước theo đúng chuyên ngành mà mình bỏ mấy năm nghiên cứu ở nước ngoài. Có lẽ mỗi bạn đều đã từng có ít nhất một lần tưởng tượng ra viễn cảnh tươi đẹp rằng mình sẽ trở thành một người giỏi việc, được làm việc trong môi trường hiện đại đầy đủ tiện nghi để rồi vỡ mộng khi về Việt Nam. Kể cả khi bạn có may mắn tìm được công việc thỏa mãn niềm đam mê bấy lâu nay thì những bận rộn và áp lực khi đi làm vẫn có thể khiến bạn chán nản thậm chí nghi ngờ đam mê của chính mình. Giải pháp duy nhất là bạn buộc phải chấp nhận rằng công việc là trách nhiệm, nếu sự yêu thích đối với công việc của bạn là 40% và 60% còn lại chỉ ở mức chịu đựng được thì xin chúc mừng, bạn đang có một công việc đáng mơ ước rồi.
Cũng trong nhóm này, bên cạnh việc ảo tưởng về công việc hoàn hảo thì còn có những bạn ảo tưởng về khả năng của mình. Tức là mặc định rằng tấm bằng thạc sĩ của mình phải được sắp xếp ở vị trí cao hơn so với những người có bằng cử nhân rồi xảy ra mâu thuẫn vì không chịu “dưới quyền” người chỉ học đại học trong nước. Ai cũng phải từ dưới đi lên, khi bạn thể hiện được năng lực thực sự của mình thì mọi người cũng sẽ khẳng định bạn và thăng chức là điều tất yếu.
Đây là góc nhìn và đánh giá chủ quan khi quan sát thực tế của một cựu du học sinh. Đừng lãng phí những năm tháng học tập vất vả suốt những năm tháng qua mà hãy tự định hướng bản thân theo một con đường phù hợp. Bạn có đồng cảm hay thuộc một trong ba nhóm bạn trẻ ở trên không? Hiện nay, các trung tâm tư vấn uy tín như: IDP, INEC, du học Á Châu, tư vấn du học VISCO, Du Học Blue Sea, … đều tư vấn, định hướng cho các học sinh, sinh viên có lộ trình trước khi chuẩn bị hành trang du học Mỹ. Vì vậy, bạn hãy liên hệ đến trung tâm gần nhất để được hỗ trợ tốt nhất.